Core Web Vitals là một thuật ngữ mới được cộng đồng SEOer khá quan tâm và bàn luận sôi nổi trong thời gian gần đây. Chúng ta cùng tìm hiểu về rõ hơn về thuật ngữ Core Web Vitals trong bài viết này nhé!
Trang Twitter của “Google Search Central” thông báo rằng Core Web Vitals sẽ bắt đầu được triển khai và trở thành một trong các yếu tố xếp hạng tìm kiếm vào giữa tháng 06 năm 2021 này. Tuy nhiên, quá trình áp dụng sẽ được thực hiện một cách “từ từ” để cho các chủ website có thêm thời gian làm quen với Core Web Vitals và dự kiến khoảng cuối tháng 08 năm 2021 sẽ được triển khai hoàn chỉnh.
Web Vitals hiện tại gồm có 7 tiêu chí để đánh giá tương ứng với 7 chỉ số đo lường. Trong đó, 3 tiêu chí đầu được gộp chung lại thành một và được gọi là Core Web Vitals:
Largest Contentful Paint (LCP) – Loading
First Input Delay (FID) – Interactivity
Cumulative Layout Shift (CLS) – Visual stability
Mobile-friendly (tính thân thiện với thiết bị di động)
Safe-browsing (mức độ an toàn trong duyệt web)
HTTPS (có sử dụng giao thức HTTPS hay không)
No intrusive interstitials (trang web có sử dụng các quảng cáo/ pop up gây khó chịu người dùng hay không)
Core Web Vitals là một phần của Web Vitals, chữ “Core” để chỉ những yếu tố cốt lõi/ thiết yếu, có vai trò quyết định trong trải nghiệm người dùng trên trang web. Hiện tại Web Vitals có 7 tiêu chí & chỉ số như đã nêu ở trên (tương lai có thể thêm/ bớt). Trong đó, 03 tiêu chí mà Google xem là quan trọng (cốt lõi), ảnh hưởng nhiều nhất đến trải nghiệm người dùng trên trang web là:
- Largest Contentful Paint (LCP) – Tốc độ tải trang
- First Input Delay (FID) – Khả năng tương tác
- Cumulative Layout Shift (CLS) – Tính ổn định khi hiển thị
Mỗi chỉ số Core Web Vitals đại diện cho một yếu tố về trải nghiệm người dùng. Chúng có thể đo bởi Chrome UX Report và Google Search Console nhằm đánh giá performance của website và xếp hạng điểm SEO.
Largest Contentful Paint (LCP) – Tốc độ tải trang
LCP đo lường Thời gian tải hoàn tất nội dung chính được hiển thị đầu tiên khi trang tải xong. Chỉ số LCP lý tưởng phải đạt 2,5 giây hoặc nhanh hơn.
First Input Delay (FID) – Khả năng tương tác
Thời gian người dùng phản hồi tương tác đầu tiên trên website. Chỉ số FID cần tối ưu để đạt dưới 100 mili giây.
Cumulative Layout Shift (CLS) – Tính ổn định khi hiển thị
Điểm số thay đổi bố cục ở dạng tích lũy. Hay có thể hiểu đây là chỉ số đo khối lượng layout hình ảnh bị dịch chuyển đột ngột trên website. Chỉ số CLS tốt nhất mà mỗi website cần đạt được để có trải nghiệm tốt nhất là dưới 0,1.
Các công cụ hỗ trợ check chỉ số Core Web Vitals
Bạn có thể xem báo cáo chỉ số về Core Web Vital cho website của mình tại link https://web.dev/ hoặc bằng một trong 6 công cụ này: PageSpeed Insights, Chrome DevTools, Lighthouse, Google Search Console, Chrome UX Report hoặc Web Vitals Extension.
Core Web Vitals quan trọng như thế nào đối với các SEOer?
Mục đích Google đưa Core Web Vitals trở thành tiêu chí để xếp hạng trang web là để đáp ứng hoàn hảo hơn về trải nghiệm tìm kiếm thông tin của người dùng trên Google. Ngoài việc giúp người dùng tìm thấy các trang web chất lượng và có liên quan nhất với truy vấn, Google còn muốn họ có được trải nghiệm duyệt web tốt nhất trên trang nữa.
Theo một nghiên cứu gần đây, thời gian tải trang chậm trễ 1 giây có thể dẫn đến mất 7% chuyển đổi, giảm 11% lượt xem trang và giảm 16% mức độ hài lòng của khách hàng.
Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải tối ưu hóa trang web về tốc độ và hiệu suất. Nhưng lưu ý rằng: một trang web có tốc độ tải nhanh, không có nghĩa là có trải nghiệm tốt. Chính vì thế, với Core Web Vitals bạn sẽ chú trọng vấn đề trải nghiệm người dùng nhiều hơn. Những bạn nào đang làm SEO mà có kiến thức tốt về website, server, máy chủ thì sẽ có rất nhiều lợi thế trong việc tối ưu Core Web Vitals.
Có lẽ một vài lần nào đó bạn truy cập một trang web với tốc độ rất nhanh nhưng nó có bị giật, dừng lại ngay ở lần tải đầu tiên, các biểu tượng (icon) không hiển thị, bố cục trang web lộn xộn (khi trang chưa được tải xong). Thậm chí một số tính năng cơ bản của trang web không khả dụng, ảnh trong bài viết không hiển thị,… Đó là hậu quả của việc tối ưu trang web không đúng cách, tức là chủ web chú trọng tối ưu hiệu suất còn trải nghiệm người dùng thì bỏ qua.
Lời kết
Core Web Vitals hiện nay đã không còn quá xa lạ với các SEOer, webmaster ở Việt Nam nữa. Thông qua bài viết này, TEK SOLUTIONS hy vọng có thể giúp bạn có cái nhìn chuẩn xác và tổng quan hơn về Core Web Vitals cũng như các chỉ số. Đồng thời có kế hoạch cải thiện vấn đề trải nghiệm người dùng cho website của bạn để tránh bị Google đánh giá thấp sau khi các chỉ số của Core Web Vitals bắt đầu được triển khai vào giữa tháng 06 năm 2021 này.
Có thể nói, nếu trang Web muốn thành công, phát triển lâu dài thì việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng là không thể thiếu. Cho dù bạn là chủ doanh nghiệp đang tìm hiểu những vấn đề tổng quan về Marketing, nhà tiếp thị hay nhà phát triển, Web Vitals đều có thể giúp bạn đo lường, cải thiện trải nghiệm trang Web. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được Core Web Vital là gì, cũng như có thời gian chuẩn bị kỹ càng để ứng dụng nó tốt hơn trong tương lai.